Rụng tóc ở tuổi dậy thì 13 -17 tuổi có sao không?

Rụng tóc ở tuổi dậy thì hiện nay đang được nhiều phụ huynh quan tâm hơn không chỉ vì tính thẩm mỹ mà nó còn ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp xã hội.

  1. Tình trạng rụng tóc tuổi dậy thì là gì?

Rụng tóc ở độ tuổi dậy thì được gọi là rụng tóc sinh lý – một hiện tượng bình thường của cơ thể, xảy ra phổ biến ở lứa tuổi từ 13-17 tuổi

Trung bình, tóc của người bình thường có thể rụng từ 30-100 sợi mỗi ngày. Tuy nhiên ở tuổi dậy thì, mức rụng có thể lên tới trên 100 sợi/ngày.

Tình trạng rụng tóc tuổi dậy thì có thể khiến trẻ bị hói đầu, tóc bị thưa, nếu bị dài ngày có thể ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ.

Rụng tóc ở tuổi dậy thì
Rụng tóc ở tuổi thanh thiếu niên là hiện tượng khá phổ biến
  1. Nguyên nhân tại sao lại rụng tóc ở tuổi dậy thì ở nam và nữ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc ở lứa tuổi này của cả nam và nữ, và phổ biến nhất bao gồm các nguyên nhân sau:

  • Thay đổi nội tiết tố

Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng rụng tóc ở độ tuổi dậy thì 13-17 tuổi. Ở giai đoạn này, sự mất cân bằng nội tiết tố làm tăng đột ngột hormone Dihydrotestosterone (DHT) khiến cho các nang tóc bị thu nhỏ và dẫn đến rụng tóc

  • Thiếu dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày

Tuổi dậy thì cần chế độ dinh dưỡng cao, việc thiếu hụt các chất cần thiết sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe nói chung cũng như việc cung cấp them dưỡng chất để nuôi dưỡng các nang tóc khỏe mạnh.

  • Tác dụng phụ của hóa chất lên tóc.

Hiện nay, các bạn trẻ rất thích thay đổi kiểu tóc và màu tóc theo sở thích, việc tiếp xúc với hóa chất cũng như nhiệt độ cao từ các dụng cụ tạp kiểu khiến cho da đầu bị tổn thương và làm tăng quá trình rụng tóc ở độ tuổi này.

  • Ảnh hưởng từ các loại đồ ăn, nước uống có chứa chất kích thích hay sử dụng các chất kích thích

Việc thường xuyên ăn uống các loại thực phẩm có chứa chất kích thích hay sử dụng các chất kích thích sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe toàn diện cũng như việc làm tăng quá trình rụng tóc ở lứa tuổi dậy thì

  • Do bệnh lý

Rụng tóc ở độ tuổi dậy thì kéo dài chưa tìm rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó như nhiễm trùng da đầu, suy tuyến giáp, bệnh tiểu đường, hoặc cũng có thể là ung thư.

Khi hiện tượng rụng tóc ở tuổi dạy thì kéo dài và bất thường ví dụ như tần suất rụng tăng dần trong ngày, số lượng ước tính mỗi lần rụng tăng dần,… là những dấu hiệu cần được quan tâm đặc biệt hơn

Rụng tóc ở tuổi dậy thì
Hiện tượng này về lâu về dài có thể gây nên ảnh hưởng tâm lý của trẻ
  • Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, vấn đề rụng tóc ở lứa tuổi này còn do một vài nguyên nhân khác như: do yếu tố di truyền, do tâm lý của các bạn trẻ vào các mùa thi, căng thẳng, mệt mỏi hoặc stress nặng đều ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cơ thể nói chung và mái tóc nói riêng.

Nếu tình trạng rụng tóc ở lứa tuổi thanh thiếu niên kéo dài và không thuyên giảm dù đã áp dụng nhiều biện pháp, ba mẹ cần đưa con đến các bệnh viện để được thăm khám, xác định rõ nguyên nguyên nhân để có phương pháp điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số biện pháp có thể ngăn ngừa việc rụng tóc ở lứa tuổi dậy thì, các bạn trẻ và ba mẹ có thể tham khảo, áp dụng và theo dõi quá trình thay đổi dựa vào việc quan sát lượng tóc rụng mỗi ngày.

  1. Rụng tóc ở tuổi dậy thì có mọc lại không?

Rụng tóc ở lứa tuổi này có mọc lại không là câu hỏi mà bất cứ ai đang vướng phải đều muốn tìm câu trả lời. Tin tốt cho bạn là vấn đề rụng tóc ở tuổi này chỉ là một tình trạng tạm thời và có thể điều trị được. Chỉ cần bạn đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc mái tóc tốt, tránh các hóa chất có thể gây độc hại và không nên xử lý nhiệt lên tóc là những cách quan trọng để ngăn ngừa rụng tóc ở độ tuổi thanh thiếu niên.

  1. Làm sao để hết rụng tóc ở tuổi dậy thì?

Tình trạng rụng tóc tuổi dậy thì xảy ra ở cả nam và nữ. Tuy nhiên tỷ lệ rụng ở nữ cao hơn các bạn nam. Nhiều phụ huynh lo ngại không biết rụng tóc ở độ tuổi dậy thì có mọc lại không? Và dưới đây là những biện pháp cần thiết để khắc phục rụng tóc tuổi dậy thì cũng như giúp các nang tóc mới mọc lại được khỏe và chắc hơn

  • Đảm bảo một thực đơn đầy đủ dưỡng chất đặc biệt là ở các bạn nữ, cần bổ sung các chất như sắt, vitamin B, kẽm, …từ các thực phẩm như rau xanh, thịt bò, cá béo, hay ngũ cóc nguyên hạt,…. Các loại thực phẩm này rất tốt cho sức khỏe toàn diện cũng như giúp nang tóc khỏe hơn.
  • Duy trì luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe toàn diện
  • Ưu tiên sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên, tốt do da đầu và kích thích nang tóc mọc, nên gội đầu thường xuyên để giúp chân tóc sạch và thoáng, massage da đầu nhẹ nhàng với các dưỡng chất đặc thù cho da đầu để tránh làm tổn thương da
  • Hạn chế sử dụng máy sấy tóc nếu không cần thiết, việc để tóc khô tự nhiên sẽ tốt cho tóc và da đầu.
  • Hạn chế sấy tạo kiểu tóc hay nhuộm màu
  • Tránh chải tóc khi ướt, vì lúc này chân tóc rất yếu và dễ rụng
  • Hạn chế hoặc không sử dụng các chất kích thích, các chất gây ức chế cho việc mọc tóc.
  • Kiểm soát căng thẳng cũng có thể ngăn tóc rụng nhiều ở tuổi này.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết về vấn đề rụng tóc ở tuổi dậy thì. Hy vọng những thông tin trên phần nào giúp các bạn trẻ cũng như các bậc phụ huynh an tâm và tìm được phương pháp phù hợp giúp khắc phục tình trạng rụng tóc tuổi dậy thì.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *