Bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao? Bùng nợ app có sao không?

Hiện nay, lướt qua một vòng mạng xã hội và những trang website về chủ đề cho vay app, tín dụng, hàng loạt câu hỏi mà bạn có thể thấy như:”bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao?” hay “bùng nợ app vay tiền có sao không?”,… và rất nhiều câu hỏi được đưa ra thể hiện một vấn đề khá nhức nhối trong thời gian gần đây – vay tiền qua các app online. Bài viết này chúng ta sẽ đi sâu vào trả lời các câu hỏi mà hiện nay đang được thắc mắc khá nhiều.

Bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao
Bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao?
  1. Bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao?

a) Các hình thức lừa đảo vay tiền online hiện nay.

Hiện nay tình trạng bị lừa vay tiền online ngày càng nhiều và bị biến tướng bởi nhiều hình thức khác nhau khiến những người ngây thơ, không có hiểu biết dễ dàng mắc bẫy. Một số các hình thức lừa đảo vay tiền online đang nở rộ dạo gần đây như:

  • Bên lừa đảo tự động chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng cho người bị hại

Đối với hình thức này thì sau khi bên lừa đảo đã khai thác được thông tin của một số người thông qua các trang mạng xã hội thì tự động chuyển một khoản tiền cho bên người bị hại. Tiếp sau đó bên này sẽ nhắn tin vào số điện thoại của bị hại với lý do là họ đã vay tiền của một app online, hay website cho vay nào đó?

Trong trường hợp người bị hại lỡ tiêu hết số tiền đó thì sẽ bị bên cho vay tiến hành gọi đòi trả lãi hàng tháng. Bọn chúng sẽ lấy số điện thoại khác để gọi điện và nhờ người bị hại chuyển số tiền đó sang một tài khoản ngân hàng khác chứ không phải số tài khoản đã chuyển chuyền ban đầu.

Sau khi bạn đã hoàn thành việc chuyển tiền trả thì sẽ có một số điện thoại của chính số tài khoản ban đầu chuyển tiền cho bạn gọi và đe dọa phải trả số tiền đó nếu không họ sẽ báo công an hoặc thuê các công ty đòi nợ đến đòi.

  • Vay app chồng app

Thủ đoạn lừa đảo nguy hiểm nhất có lẽ là loại này.  Đầu tiên bạn chỉ vay tiền ở một app với số tiền khá khiêm tốn, tuy nhiên sau đó thông tin cá nhân của bạn bị lộ ra và sẽ có rất nhiều app gọi để tư vấn vay tiền. Đối với trường hợp này nếu bạn không có lập trường vững vàng sẽ dễ bị rủ rê và lôi kéo vay qua app nọ trả app kia cho đến cuối cùng thì từ số tiền nhỏ ban đầu đã bị đẩy lên số tiền lớn đến hàng trăm triệu đồng.

  • Đăng ký vay không nhận được tiền nhưng vẫn bị dính nợ

Trường hợp này là khi bạn tìm được một app vay tiềnvà được nhân viên tự xưng là người của app đó yêu cầu bạn chuyển trước phí dịch vụ và phí bảo hiểm khoản vay xong xuôi mới hoàn thành thủ tục và nhận được giải ngân. Sau đó thì bạn nhận ra là mình đã bị lừa bởi chờ mãi mà không thấy nhận được khoản vay.

Bùng nợ app có sao không?
Bùng nợ app có sao không?
  • Đăng ký vay mà bị rút tiền trộm.

Khi bạn đăng ký vay tiền của một app không chính thống và không uy tín thì sẽ bị lộ thông tin cá nhân ngay lập tức. Hình thức lừa đảo này tinh vi ở chỗ khi bạn đăng ký tài khoản vay cho đến khi bạn hoàn tất thủ tục và nhận được tiền vào tài khoản thì sẽ có một cuộc gọi tự xưng là nhân viên tư vấn của app đó và yêu cầu bạn cung cấp mã OTP của số tài khoản ngân hàng và sau đó rút sạch số tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn.

Ngoài những hình thức lừa đảo trên thì còn rất nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo trá để dụ dỗ, lừa đảo những khách hàng non dạ rơi vào cạm bẫy của vay tiền online.

b) Bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao?

Khi phát hiện ra bản thân bị lừa đảo vay tiền online, người bị hại cần nói chuyện với gia đình, người thân hoặc bạn bè để học có thể cho bạn những giải pháp hợp lý và tốt nhất. Có một thực tế là tâm lý người bị lừa thường sẽ hoảng loạn, lo lắng, bất an khi gặp phải tình huống này nên việc giải quyết vấn đề của họ khi đó sẽ khó tránh phải việc mắc sai lầm.

Trường hợp khoản vay từ 2 triệu đồng trở lên người bị hại có thể trình báo với cơ quan công an, hoặc các cơ quan có thẩm quyền để họ hướng dẫn thủ tục, hoàn thành hồ sơ tố giác bên lừa đảo.

Tuyệt đối trong trường hợp này không nên nghe lời tư vấn, dụ dỗ của các tư vấn viên mà vay chồng app sẽ dễ bị rơi vào vòng xoáy của các khoản nợ đến đến tính trạng không có khả năng chi trả. Người bị hại nên biết dừng lại để nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình.

Nên biết rút kinh nghiệm cho lần sau nhất là việc không được để lộ thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội hay các app online. Cần giữ bình tĩnh, không nên quá lo lắng có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý mà phải tìm ra hướng giải quyết đúng đắn và phù hợp nhất.

  1. Bùng nợ app vay tiền có sao không?

Hiện nay có khá nhiều hình thức đăng ký cho vay tiền online chuyển khoản ngay với hạn mức vay khá cao, thủ tục giải ngân đơn giản mà không cần phỏng vấn trực tiếp. Bởi vậy, cả bên vay và bên cho vay đều không gặp mặt trực tiếp, điều này cũng đồng thời tạo cơ hội cho nhiều người tận dụng cơ hội để bùng nợ khi vay qua app.

Những lý do mà bên vay tiền bùng nợ app có thể là một trong các lý do dưới đây:

  • Vay phải những tổ chức tín dụng đen, vay nặng lãi với lãi suất trên trời.
  • Một số app online có lãi suất quá cao, lãi tích lũy dần và tăng lên mỗi ngày.
  • Do vay quá nhiều app cùng một lúc dẫn đến mất khả năng chi trả
  • Ngoài tiền lãi còn phải trả rất nhiều loại phí
  • Để quá hạn thanh toán gây nên tiền phạt quá cao, thậm chí có nơi phạt cao tới 150% khiến người vay không thể chi trả được.
Hiện nay có khá nhiều hình thức đăng ký cho vay tiền online chuyển khoản ngay với hạn mức vay khá cao
Hiện nay có khá nhiều hình thức đăng ký cho vay tiền online chuyển khoản ngay với hạn mức vay khá cao

Việc bùng nợ app vay tiền online có thể do những lý do như trên hoặc còn những nguyên nhân khác ví dụ như người vay đã có ý định bùng ngay từ ban đầu xác định vay, dù như thế nào thì việc này cũng sẽ gây ra những hậu quả xấu cho người vay.

  • Phải kể đến đầu tiên là bạn phải đối mặt với các cuộc gọi đòi nợ sẽ liên tục gây phiền hà cho bạn và người thân, bạn bè.
  • Người vay sẽ bị liệt kê vào danh sách tín dụng xấu

Đây là hệ quả đầu tiên mà bạn phải đối mặt bởi lý do là khi vay ở bất kỳ dịch vụ tài chính nào có đăng ký GPKD thì hồ sơ của bạn đều được lưu trong hệ thống CIC. Sau này nếu bạn muốn vay ở những tổ chức khách thì các tổ chức cho vay sau sẽ căn cứ vào hồ sơ tín dụng này để quyết định cho vay hay không.

– Người vay sẽ bị quấy rầy trong một thời gian dài: từ tin nhắn, gọi điện thoại, từ những lời nhắc nhở và cảnh báo nhẹ cho đến những lời nói ngày càng nặng nề. Hoặc họ sẽ liên hệ với bên gia đình và người thân của bạn để đòi nợ. Thực tế là không chỉ người vay, mà những người liên quan đến bạn đều có thể gặp phiền hà, rắc rối.

– Bị đe doạ hay khủng bố: Điều này hiếm xảy ra ở những app online uy tín và có quy mô lớn, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên nếu ứng dụng đó chuyển hồ sơ cho việc thuê một công ty đòi nợ để xử lý, thì có thể xảy ra nhiều vấn đề phát sinh khác.

– Trường hợp cuối cùng nếu bạn có hành vi chủ động bùng nợ ở các app online thì có thể sẽ phải đối diện với việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Một số câu hỏi liên quan xung quanh chủ đề này:

  • Vay tiền không trả có phải đi tù?
  • Chồng vay tiền ngân hàng vợ có phải trả không?
  • Con vay tiền bố mẹ có phải trả không?

Những câu hỏi này chúng tôi xin phép được đề cập ở bài viết tiếp theo.

Trên đây là những thông tin xoay quanh các câu hỏi “bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao” hay “bùng nợ app vay tiền có sao không”. Thực tế do nhiều người còn thiếu thông tin và tìm hiểu về những vấn đề vay tiền qua app online nên dẫn đến tình trạng như trên. Hy vọng các bạn có cái nhìn đúng đắn và tỉnh táo để có kế hoạch tài chính thông minh và lâu dài cho bản thân cũng như cho gia đình của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *